VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG CHỐNG TRƯỢT TCS

HỆ THỐNG CHỐNG TRƯỢT TCS LÀ GÌ?
TCS (Traction Control System) là tên gọi thường được dùng nhất của hệ thống này, ngoài ra nó còn có các tên khác như TRC, ASR, DSC tùy theo từng hãng. Hệ thống chống trượt TCS được trang bị phổ biến trên nhiều loại xe hoạt động chủ yếu với mục đích giúp đảm bảo độ tiếp xúc của xe (chính xác là lốp xe) với mặt đường bằng các thiết bị điện tử rất hiện đại.
Hệ thống chống trượt TCS là một trong ba công nghệ an toàn của hệ thống phanh, bắt đầu xuất hiện từ giữa những năm 1980.
Đó là các công nghệ: ABS (Anti-lock Brakes 1978), Traction Control (1985) và hệ thống cân bằng điện tử Stability Control (1995).
Ba công nghệ trên đều ra đời từ phòng thí nghiệm của hãng Bosch (Đức) và cả ba công nghệ đều liên quan đến vấn đề đảm bảo độ tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường.
HỆ THỐNG CHỐNG TRƯỢT TCS HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Các bộ phận chính của hệ thống chống trượt TCS:
Mỗi bánh xe được trang bị 1 cảm biến có thể phát hiện sự thay đổi tốc độ khi xe mất độ bám đường
Những thông tin về tốc độ của mỗi bánh sẽ được đưa về ECU
ECU giải mã thông tin và có thể “ra lệnh” cho hệ thống phanh tác động lên bánh xe qua 1 dây cáp nối với hệ thống kiểm soát sự trượt tự động (ATC)
Ở tất cả các phương tiện, hệ thống chống trượt TCS sẽ tự động hoạt động khi phát hiện xe có dấu hiệu trượt.
Như bạn thấy, hệ thống chống trượt TCS hoạt động giống hệ thống ABS vì có chung nền tảng. ABS hoạt động nhờ một cảm biến trượt, có khả năng phát hiện hiện tượng trượt của lốp xe khi phanh, và hệ thống sẽ tiếp tục điều chỉnh lực phanh để đảm bảo độ tiếp xúc lớn nhất giữa lốp xe và mặt đường.
Bạn có thể nghe thấy tiếng kêu phát ra khi hệ thống hoạt động (âm thanh ken két) và thực sự cảm thấy trên sự rung động từ bàn đạp phanh. Tuy nhiên, ngược lại với ABS hoạt động khi xe giảm tốc độ, hệ thống chống trượt TCS lại hoạt động khi xe tăng tốc.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Traction Control System Two additional solenoids control. Control Module Throttle Actuator/ Reduction/ Retard Timing Modulator Unit ElectricalPump Wheel Sensors Accumulator Wheel Speed Sensors ToBakCs Brake EBTCM Input ensors Wheel Sensors Wheel Sensor Gear Pulser Brake Disc'
TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG CHỐNG TRƯỢT TCS
Hệ thống chống trượt TCS hoạt động để đảm bảo xe không bị mất ma sát (giữa lốp xe và mặt đường) trong quá trình tăng gia tốc. Theo một cách khác, bạn có thể hình dung khi xe bạn tăng tốc từ một tốc độ ổn định nào đó, TCS hoạt động để đảm bảo sự tiếp xúc lớn nhất giữa lốp xe với mặt đường, thậm chí ngay cả trong tình trạng đường xấu.
Ví dụ: Một mặt đường bị ướt hoặc đóng băng sẽ làm giảm đáng kể ma sát giữa lốp xe với mặt đường. Vì lốp xe là bộ phận duy nhất của xe thực sự tiếp xúc với mặt đất, nên khi xảy ra hiện tượng mất ma sát đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Cụ thể:
– Đối với ô tô bình thường: Hệ thống chống trượt TCS đã được trang bị trên các dòng xe sang từ khá lâu để đảm bảo an toàn khi xe rơi vào tình trạng xoay khi di chuyển trong điều kiện mặt đường ướt hay có băng. Bây giờ, TCS trở nên rất phổ biến trên các xe hạng trung, minivans, xe tải hay 1 số xe hatchback nhỏ.
– Đối với xe đua: Hệ thống chống trượt TCS được sử dụng như 1 biện pháp làm tăng hiệu suất. Nó cho phép tăng lực kéo tối đa khi tăng tốc mà bánh xe không bị xoay.
– Đối với xe off-road: Hệ thống chống trượt TCS được bổ sung đi kèm với bộ vi sai hạn chế trượt cũng như các hệ thống điều khiển tính toán khác của động cơ và hộp số. Bánh xe sẽ quay chậm lại trong thời gian phanh ngắn và momen xoắn sẽ được phân phối nhiều hơn đến các bánh xe đang dừng.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'X The Traction Control System engages the LR brake preventing the vehicle from driving off the road. The Traction Control System engages the RF brake keeping the vehicle in its lane and preventing it from steering into oncoming traffic.'
(Theo Oto-hui)
GARAGE MTCAR
* Chuyên sửa chữa và rebuild các loại hộp số tự động các dòng xe du lịch:
Các trở ngại liên quan đến hộp số:
– Không tới, không lui, không dọt, đề-pa yếu, máy hú, .
– Không sang số, chậm sang số, giựt mạnh khi vào số, bị rần khi đề -pa.
– Kêu trong hộp số, khó vào số, kêu khi đề-pa
=> Bảo hành 1 năm hoặc 20.000km.
*Sửa chữa, bảo dưỡng các loại xe classic và mới nhất: BENTLY, PORSCHE, B.M.W, AUDI, MESCEDES, FORD, TOYOTA, LEXUS, ACCURE, MITSUBISHI, SUBARU,…- Lĩnh vực: điện, lạnh, máy gầm ( Bảo hành 6 tháng).
*Đặt hàng theo yêu cầu, kinh doanh các loại phụ tùng (phụ tùng chính hãng).
*Chẩn đoán và kiểm tra xe bằng máy Test hiện đại miễn phí.
CÁC BÁC ĐẶT HẸN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA LIÊN HỆ:
?Địa chỉ: 46 Chương Dương Độ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
☎️Điện thoại: 083.852.5555
?Email : ctymaycnptoto@gmail.com
⭐

https://www.facebook.com/cungcapvasuachuahopsotudong/

Bài viết liên quan